Bãi Đức thuộc thôn Tân Đức, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đến với di tích bằng đường sắt từ Nam ra hay Bắc vào, du khách dừng chân ở ga La Khê đi bộ theo hướng Tây Bắc khoảng 5 km là đến di tích.

di tich bai duc 01

Bãi Đức là di tích lưu niệm sự kiện lịch sử tiêu biểu của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở phía Bắc Quảng Bình (tháng 1 năm1931), là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, Tuyên Hóa nằm ở dãi đất miền Trung của Tổ quốc. Phía Tây là huyện Minh Hóa và dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Đông là huyện Quảng Trạch và biển cả bao la, phía Nam giáp với huyện Bố Trạch, phía Bắc giáp với huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Tuyên Hóa còn là một vùng đất giàu tiềm năng, lại ở sát với nước bạn Lào – một dãi đất giàu tài nguyên thiên nhiên, giáp với Hà Tĩnh – một vùng đất giàu truyền thống cách mạng nên ngay từ những ngày đầu sau khi đánh chiếm đất nước ta, thực dân Pháp đã tập trung khai thác vùng đất này. Với chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tàn bạo của thực dân đã làm cho đời sống nhân dân cùng cực, điêu đứng. Những mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn giai cấp đã tiềm ẩn từ lâu nay càng gay gắt hơn.

Trong điều kiện lịch sử đó, với truyền thống yêu đất nước, yêu quê hương, đoàn kết đấu tranh chống áp bức bóc lột, nơi đây thực sự là mảnh đất tốt để gieo mầm cách mạng. Đó là điều kiện tốt cho sự ra đời của chi bộ đầu tiên ở phía Bắc tỉnh ta – chi bộ Bãi Đức.

Tuy chi bộ Bãi Đức ra đời, tồn tại và hoạt động chỉ trong vòng 5 tháng. Nhưng với khoảng thời gian ngắn ngũi đó, các đồng chí đảng viên và chi bộ đã trở thành chỗ dựa, niềm tin cho phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Tuyên Hóa nói chung và nhân dân Bãi Đức nói riêng. Sự ra đời của chi bộ Bãi Đức đã đánh dấu bước trưởng thành về mọi mặt trong phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Bình chống thực dân phong kiến.

Di tích lịch sử cách mạng ở Bãi Đức có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân Quảng Bình trong giai đoạn trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cũng như giáo dục cho các thế hệ trẻ

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *