Ông còn gọi là Hoàng Tá Viêm, quê ở làng Văn La, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhưng sinh ở Khánh Hoà là nơi cha ông làm quan.
hoang ke viem
Sau khi đỗ cử nhân (1843), ông ra làm quan qua nhiều đời vua triều Nguyễn. Năm 1870, ông cầm quân đánh dẹp các toán phỉ trên vùng biên giới phía Bắc, thu phục được tướng Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.
Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, ông đứng về “Phe chủ chiến” do Thượng thư Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Năm 1873, đại úy hải quân Pháp Francis Garnier đem quân theo sông Hồng lên chiếm thành Hà Nội và chuẩn bị đánh các tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng. Triều đình sai Hoàng Kế Viêm tập hợp quân phòng thủ ở các nơi. Ông cùng lực lượng của mình phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đến phục kích ở Cầu Giấy (Hà Nội) và dành được thắng lợi lớn.
Năm 1883, đến lượt đại tá hải quân Pháp Henri Rivière đánh và chiếm được thành Hà Nội, song cũng lại bị quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết chết ở Cầu Giấy ngày 19 tháng 5 năm 1883.

Sau khi kí với Pháp hiệp ước Hacmăng (Hamland) (25-8-1883), triều đình Huế ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây rút quân về Kinh, nhưng Hoàng Kế Viêm không tuân lệnh. Sau khi hai thành Sơn Tây và Hưng Hóa thất thủ, ông buộc phải về Huế chờ lệnh. Giặc Pháp và phong kiến đầu hàng đã phong ông nhiều chức lớn hòng mua chuộc, dụ dỗ ông, lợi dụng uy tín của ông trong việc phái ông ra Quảng Bình kêu gọi, phủ dụ dân chúng, nhưng chúng đã thất bại. Năm 1884, ông được phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viên Đại thần. Năm 1887, ông nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất. Ông là tác giả của một số tác phẩm có giá trị về văn học, lịch sử.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *