[vc_row][vc_column][vc_column_text]Xã Kim Thuỷ có 11 bản trong đó có 3 bản nằm giáp biên giới Việt-Lào bao gồm: Holum, Mít Cát, Trung Đoàn, với địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn. Người Bru-Vân Kiều hay còn gọi là người Vân Kiều, người Ma Coong, người Trì hay người Khùa, cùng với nhóm người Chứt là hai dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn tỉnh ta. Người Bru-Vân Kiều sử dụng tiếng Bru, một ngôn ngữ chi Cơ Tu của ngôn ngữ Môn-Khơmer (thuộc ngữ hệ Nam Á).[/vc_column_text][vc_single_image image=”10838″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Ở xã Kim Thủy, đa phần đồng bào vẫn cư trú theo lối kiến trúc nhà sàn nhỏ, có quy mô gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình riêng. Nhà sàn chia thành hai mái, lợp bằng lá mây hoặc lá cọ.  Nhà có hai cửa chính, một cửa dành cho nữ, cửa còn lại dành cho nam và khách nam.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10837″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Một số ngôi nhà sàn ở hai bên đầu hồi trang trí bằng gỗ theo kiểu sừng trâu hoặc đôi chim, có tác dụng hạn chế trốc mái lại tạo ra tính thẩm mỹ. Ngay trên sàn nhà được bố trí bếp lửa dùng để đun nấu hoặc là nơi quây quần bên nhau cùng sưởi ấm trong những ngày đông giá rét. Khắp các bản hình ảnh những ngôi nhà sàn vững chãi bên con sông, con suối, trên các bãi đất rộng, bằng phẳng đã khẳng định cho những giá trị truyền thống lâu bền. Bên cạnh đó, về trang phục người Bru-Vân Kiều nơi đây vẫn giữ được nét truyền thống, mang đậm kiểu trang phục Tây Nguyên.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10840″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Để phát triển bền vững du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phải dựa vào tài nguyên và cộng đồng. Trong những năm qua, các đơn vị chức năng đã phối hợp chính quyền địa phương cùng dân bản bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên du lịch trên cơ sở tôn trọng thiên nhiên, không tác động vào rừng cây, hang động, bảo vệ môi trường sinh thái, thu gom rác thải sinh hoạt.[/vc_column_text][vc_single_image image=”10841″ img_size=”large” alignment=”center”][vc_column_text]Dân bản tham gia vào hoạt động du lịch bằng cách cung cấp sản vật địa phương để chế biến thành món ăn, biểu diễn các nhạc cụ truyền thống phục vụ khách tham quan. Phối hợp mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cách chế biến và trình bày món ăn, kỹ năng, thao tác sử dụng các thiết bị bảo hộ khi du lịch khám phá mạo hiểm, hỗ trợ khuân vác cho khách. Quá trình đó giúp người dân bản địa cảm nhận rằng mình là một phần trong tour, tuyến du lịch nên đã nỗ lực hợp tác cùng phát triển. Sự chia sẻ lợi ích công bằng giữa doanh nghiệp và cộng đồng dân cư địa phương sẽ khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi hoạt động du lịch bền vững.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]